Vui lòng đợi…
social social social social social
0368.666.558

Bức tranh tường được phát hiện cho thấy Phật giáo đến với Uzbekistan rất sớm

Bức tranh tường được phát hiện cho thấy Phật giáo đến với Uzbekistan rất sớm

 

     Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử và khảo cổ học, những bức bích họa tranh tường màu sắc rực rỡ và tàn tích Phật giáo được khai quật tại Uzbekistan, có niên đại từ thế kỷ thứ 2, thứ 3, đã làm sáng tỏ sức hấp dẫn về sự lan tỏa nghệ thuật Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa.

 

     Di tích Phật giáo cổ đại này được phát hiện vào năm 2016 trong thời gian khai quật tại ngôi tu viện Phật giáo cổ đại Kara Tepe, một địa điểm khảo cổ ở ngoại ô Termez hiện đại, miền nam Uzbekistan, bởi các nhà nghiên cứu và đối tác địa phương từ Đại học Rissho, Tokyo, Nhật Bản.

 

 

Nơi phát hiện Di tích Phật giáo cổ đại

 

 

     Hình ảnh của bích họa tranh tường đã được phát hành với sự chấp thuận của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ thuật Uzbek, Đại học Rissho hợp tác.

 

     Haruki Yasuda, một giáo sư lịch sử nghệ thuật tại Khoa Nghiên cứu Phật giáo của trường đại học cho biết: “Các bích họa tranh tường có thể là một phần của một tác phẩm lớn hơn miêu tả cuộc đời của Đức Phật. Đây là một khám phá quý giá, cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cách Phật giáo thay đổi dưới ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác nhau”.

 

 

     Địa điểm khảo cổ, nằm gần biên giới Afgjanistan, không xa Bamiyan, nơi mà năm 2001, hai bức tượng Phật tại Bamiyan bị chính quyền Taliban dùng thuốc nổ đánh sập, di tích này từng được coi là hai pho tượng Phật đứng lớn nhất trên thế giới, một bức cao 53 mét, một bức cao 38 mét, được khắc sâu vào vách sa thạch ở Bamiyan (Afghanistan) vào thế kỷ thứ 5.

 

     Các bích họa tranh tường được tìm thấy trong một căn phòng bằng đá cách đó 2 mét dưới một ngôi già lam cổ tự.

 

     Phật giáo có nguồn gốc ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước kỷ nguyên Tây lịch. Phải mất 1.000 năm để ánh quang minh từ bi trí tuệ Phật giáo lan truyền theo chiều kim đồng hồ qua Tây Bắc Á trước khi đến Nhật Bản.

 

     Ngôi già lam cổ tự Kara Tepe tọa lạc tại “Ngã tư của các nền văn minh” trên con đường tơ lụa. Các nhân vật theo phong cách Hy Lạp và La Mã được khai quật ở đó, cũng như một bức tượng đầu của một con chim thần Garuda huyền thoại lớn ở Ấn Độ gọi là “Kim sí điểu” (chim cánh vàng). Những phát hiện này cũng có thể có từ thế kỷ thứ 2 đến thứ 3.

 

 

     Tiến sĩ Akira Miyaji, giáo sư danh dự của Đại học Nagoya, chuyên gia về nghệ thuật Phật giáo ở Trung Á cho biết đây là sự tìm kiếm có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình nghiên cứu về các bức bích họa tranh tường Phật giáo.

 

     Ông lưu ý rằng, các bức bích họa tranh tường Phật giáo kết hợp cả hai kỹ thuật vẽ theo phong cách phương Đông và phương Tây.

 

     Tiến sĩ Akira Miyaji nói: “Mô tả một góc ở khuôn mặt, làm đổ bóng nổi bật để tạo ấn tượng về chiều sâu và sự vững chắc, là những kỹ thuật nghệ thuật từ Hy Lạp và Rome. Phong cách chải chuốt và tô màu linh hoạt là một đặc điểm của nghệ thuật lớn hơn các bức bích họa tranh tường Phật giáo ở Bamiyan.

 

     Các bức bích họa này cũng có những ảnh hưởng mạnh mẽ từ truyền thống vẽ tranh Hy Lạp, cùng với các yếu tố từ Ấn Độ và Ba Tư”.

Copyright © 2019 ĐIỂN THẢO. Phát triển web bởi tltvietnam.vn
Đang online: 2 | Truy cập ngày: 13 | Tổng truy cập: 338718